Nhà văn - Nhà Báo - Bùi Quang Thanh

Truyện ngắn TRÁC VÀNG

20:15, 11/05/2011AdminTruyện - Ký
(0 Đánh giá)
TRÁC VÀNG

Lão Tuẩn đẩy cánh liếp cửa vườn vào nhà mình. Cánh liếp đan bằng thân những tàu trọ còn nguyên gai lởm chởm, bị níu lại bởi sợi dây thép ai vừa buộc thêm, cài hờ. Lão lần tay vào giữa kẽ liếp và gốc mít còi để gỡ sợi dây thép ấy. Con vện ríu rít rên ư ử phía trong, rúc mõm tìm kẽ hở để hít hơi lão.

Nhà vắng tanh. Cửa khoá ngoài. Vậy con Lý đi đâu chưa về? Lão Tuẩn liếc quanh vườn. Trời nhá nhem tối, chẳng còn một sợi nắng nào sót lại. Lão lục tìm chìa khoá để vào nhà. Mùi thuốc nam, thuốc bắc thơm nồng làm lão tỉnh táo hẳn. Châm xong ngọn đèn dầu, lão định đi nằm, con vện quýnh chân làm lão chợt nhớ là chưa ăn tối. Lão có thể không ăn nữa, nhưng con vện đói. Phải nổi lửa thôi. Lý, con dâu lão, vợ thằng Thành vào ở với lão đã ngót hai tháng. Có nó lão đỡ trống trải, có người lo cơm nước, cửa nhà. Cái con, dáng hình to lớn vậy mà lại đau lưng mỏi cổ cả ngày, thằng Thành đưa vợ nó về nhờ bố điều trị, dặn rằng cho đến khỏi hẳn mới đưa về. Chúng nó chưa tính chuyện sinh đẻ vì kinh tế còn nghèo. Đang trẻ mỏ, lo gì vài mụn con. Con Lý dù thô vụng nhưng mà tốt, chăm lão lắm. Việc trong nhà từ nấu ăn, giặt giũ, quét tước nó lo tất. Lại còn đòi lão mua đôi heo về nuôi. Lão bảo đang ốm yếu vậy không nên. Nó cứ cằn nhằn “ngồi không buồn chết”.
Lão Tuẩn làm nghề lang y từ khi về hưu sớm. Mới chưa đến năm mươi tuổi, hai tám tuổi quân, dù sức khoẻ lão đang sung vẫn phải ra về. Lão không tiếc chức quyền của một ông huyện đội trưởng nhưng phải về thui thủi chốn thâm sơn cùng cốc này, đối với lão thật không ngờ. Lão đang có ý định cất nhà ở thị trấn mới quy hoạch, hoặc có điều kiện chuyển ra Tỉnh đội, khi về là lão ở lại luôn thành phố. Vậy mà một cái đơn tố giác đã đẩy lão về nhanh quá làm lão không kịp trở tay. Đành về quê để tính bài khác vậy. Lão làm nghề thầy lang ở vùng biên giới này cũng có nhiều uy tín. Thuốc nam, đa số lão tự tìm. Những thứ thuốc chủ lực như quế, sinh, sâm, thục ... lão phải gửi tận ngoài thành phố, nhờ mấy cái xe khách vài ngày một chuyến đi về.

   Thời trai trẻ của lão Tuẩn là một thời oanh liệt. Lão lớn lên khi cách mạng tháng Tám thành công. Vài năm sau lão vào Vệ quốc quân, theo trung đoàn tình nguyện qua Lào, đã từng đánh nhau với Pháp, với nguỵ Lào ở đồn Lạc Xao, đồn Căm Cớt, đã từng bị thương vào vai khi xung trận. Lão khoẻ, xốc vác lại là dân miền rừng cứng cựa. Leo trèo, hành quân, mang vác đối với lão dễ hơn đi chặt gỗ, đi đào củ mài, đi chặt song mây. Lão gan lì và không sợ chết, trận nào cũng được đơn vị bình chọn ghi công. Và dù rất ít học, đường binh nghiệp lão vẫn lên khá nhanh. Chỉ sau năm năm cầm súng, lão đã trở về quê làm ông huyện đội trưởng. Lúc đầu lão mừng vì được gần vợ, gần quê. Lâu ngày mới thấy dại quá. Gà cồ ăn quẩn cối xay. Cái trần để lên quan rất thấp, lại làm việc quân ngay giữa làng xóm họ hàng, bao người đến cậy nhờ, cũng bao người ghen ghét. Lão đang tính xin về một đơn vị chủ lực để thoát khỏi sự khó chịu này thì chiến tranh phá hoại nổ ra. Trời quê, đất quê đi vào cuộc chiến đấu mới. Không ai nghĩ đến chuyện riêng tư nữa. Lão cũng quên những điều nhỏ nhặt ấy, quên cả việc đưa vợ đi khám chữa để kiếm mụn con. 
Thằng Thành không phải là con đẻ của vợ chồng lão. Nó là con nuôi. Nhưng mà nuôi từ hồi nó còn rất bé. Vì vậy ngoại trừ bà con xóm làng thân thích, cả huyện cả tỉnh này ít người biết nó là con nuôi lão. Nó nhanh nhảu, siêng học, đã tốt nghiệp đại học và về dạy tại trường cấp ba huyện. Vợ nó dạy cấp một nhưng lâu nay xin nghĩ về ở với lão để thuốc thang. Mà con Lý đi đâu khuya thế này không về? Lão thấy trống trải quá. Từ khi vợ lão qua đời, lão ở một mình. Tưởng đã quen vậy, hoá ra khi vắng con Lý lão mới biết là lão chưa quen sống độc thân.
   Mặt trời chưa quá ngọn tre, thằng Thành đã đẩy cửa liếp vườn vào đứng giữa sân nhà. Cái xe đạp cọc cạch dựng bên thân cây tro ngoài ngõ. Nó không chào hỏi lão, mặt lạnh lùng. Lão hất mặt hỏi nó:
- Con Lý về ngoài đó à?

Thằng Thành long mắt nhìn lão:

- Ông quá lắm! Nhớp lắm!

Lão nhìn nó, không hiểu vì cớ gì. Lão lắp bắp:

- Mi nói chi rứa Thành?

- Còn nói chi? Việc con Lý, vợ tôi?

- Thì răng? Con Lý răng?

- Ông tự biết rồi. Còn giả làm như không?

Lão Tuẩn xô chiếc ghế dựa đứng dậy. Cặp mắt già nua của lão quắc lên:

- Có chuyện chi mà mi dám nói tao như rứa? Con Lý răng?

- Ông gạ gẫm, chọc ghẹo vợ tôi còn nói gì nữa?
Lão Tuẩn chết điếng, đứng như trời trồng. Đầu gối lão sụn xuống và lão rớt phịch xuống chiếc ghế dựa, nơi lão vừa đứng dậy. Đến thế này thì hết nói rồi, trời ạ. Cái thằng Thành, mày ăn chi mà ngu lạ. Cái con Lý trời đánh nữa. Nó thù gì, nó ghét gì lão mà đặt điều kinh khủng vậy. Lão Tuẩn gầm lên:
- Đồ chó! Chúng mày là đồ chó! Cút đi!
   Thuận tay, lão vớ cái sào chống rèm lao đến. Thằng Thành bỏ chạy ra ngoài hàng rào, gạt xiêu cả cánh cửa làm bằng gọng tro gai dựng lởm chởm. Dắt vội chiếc xe đạp cà tàng ra đường, ngoái lại, hắn gằn từng tiếng:
- Tôi từ ông! Tôi - từ - cái - mặt - ô...ông...!
;   Mấy người trong xóm đi làm đồng ngang qua, chứng kiến cảnh cói nhau của cha con lão Tuẩn từ khi nào, cứ liếc nhìn nhau dò hỏi, xét nét. Giận giữ và xấu hổ, lão Tuẩn đóng sập cánh cửa gỗ rồi nằm vật ra giường.
|; Tại sao vậy? Lão Tuẩn hình dung lại hơn hai tuần trăng con Lý về ở với lão. Lão có làm gì xằng bậy đâu. Dẫu nó là con dâu nuôi, lão cũng muối mặt mà có ý gì với nó được à. Cái đồ mặt thộn, vừa béo vừa đần. Lão chẳng tìm ra bệnh gì ở nó. Chỉ biết nó kêu đau lưng mỏi cổ thì lão nghĩ nó bị vôi hoá cột sống hoặc chèn dây chằng, hoặc bệnh gì đó thôi. Còn đau vai thì chắc là thần kinh vai cổ rồi. Uống mươi thang thuốc, rèn luyện sáng tối cho lưng đỡ cứng, điểm mấy cái huyệt ở sau gáy, ở vai là hết. Đôi ba lần nó kêu đau, lão đã bảo nó kéo cổ áo xuống để lão điểm huyệt và xoa bóp cho. Nó vô tư cởi cả hai ba khuy áo phía trên, trật áo và chờ đợi. Thú thật lão có nhìn lâu hơn vào cái cổ trắng ngần của nó, nhưng cũng chỉ có vậy thôi. Nó có mắt sau không, hả trời! Nhưng mà tại sao vậy? Đằng sau việc dựng đứng oan gia cho lão, thằng Thành có ý chi đây? Hay con Lý xúi bẩy chi nó. Vợ chồng lão suốt năm lặn lội chăm chút để nuôi nó lớn, cho nó ăn học nên người. Từ một đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ trong trận đói năm bốn lăm, nó bơ bất trong cái túp lều lợp lá tro của mụ Léo, một mụ goá bên bờ sông Triêm. Mụ Léo có họ hàng với mẹ đẻ nó nên dù ngấp ngoải bữa có bữa không vẫn gắng gượng cưu mang thằng Thành được mấy năm. Vợ lão một lần đi làm đồng bị mưa, ghé vào nhà mụ Léo trú tạm, thấy thằng bé lanh lợi, đáng thương, đã bàn với lão đưa Thành về nuôi làm phúc. Lúc đó nó mới ba tuổi. 
Ở quê lão, những cặp vợ chồng hiếm con vẫn thường nuôi con nuôi để cầu phúc và có nhiều người đạt được ý nguyện đó. Lão không mấy mê tín nhưng sự thực rành rành. Bà Nguyên rước con Hương về nuôi, sau mười năm tịt ngòi bỗng đẻ sòn sòn bốn năm cô con gái. Ông Lạng xóm Trung, vợ động vào là chữa, cứ sắp ngày nằm ổ là rớt, đi cũng rớt, cho lợn ăn cũng rớt, thậm chí giữ gìn hết cỡ, chỉ giơ cao chân bước qua bục cửa gỗ cách mặt đất hơn gang, cũng rớt. Vậy mà xin thằng Tâm về nuôi là có con ngay, cả trai lẫn gái. Còn lão nuôi thằng Thành, chăm chút vậy mà duyên phúc chẳng thấy về. Vợ lão cứ như thóc luộc không làm sao trẩy ra được tý lộc. Lão cũng chưa hề có ý định nhờ vả gì nó cả. Lão đếch cần. Lão chỉ coi nó như con thôi. Còn nó thì tốt gì với lão nhỉ. Lão nhớ lại chuổi ngày đằng đẵng của cuộc sống gia đình đơn sơ và tẻ nhạt của vợ chồng lão. Thằng Thành vừa là niềm vui, vừa là nỗi buồn da diết. Có nó lão có một cái tổ gọi là đầy đủ vợ con. Có nó, bọn trẻ đến vui chơi hò hét, học hành cũng đỡ cô liêu, song vợ chồng lão lại mếch lòng khi nghĩ đến đường nối dõi. Ăn tiêu, học hành với nó lão chẳng tiếc. Kể cả khi nó nghịch tặc đem cả vật gia bảo nhà lão sang cho hàng xóm.
   Vật gia bảo. Lão có vật gia bảo thật. Chỉ từ đời lão thôi, còn trước đó, ông bà, cha mẹ lão là những nông dân sống bằng nghề sơn tràng nghèo rớt. Việc lão có gia bảo, đến nay duy chỉ có lão biết. Vợ lão đã mang bí mật của lão về phía bên kia. Có thể thằng Thành cũng biết. Nó là đứa đã làm mẻ đi một phần gia bảo của lão. Vậy mà lão có giận, có mắng nó đâu. Thế có phải là lão quý nó hơn vàng không? Sao nó nỡ đối xử với lão như vậy.
;   Hồi lão Tuẩn đang là huyện đội trưởng, huyện của lão nghèo lắm, dân tình chỉ chủ lực là sắn, là ngô. Cái huyện đội lèo tèo mấy cán bộ chiến sĩ ăn lương hoặc phụ cấp lấy đâu ra tiền để sắm này sắm nọ. Vậy mà đùng một cái, lão có vàng. Vàng mười hẳn hoi, loạicung đình của thế kỷ mười tám, những bốn thỏi. Có tin của quần chúng báo lên là ở xóm Lâm có người bắt được vàng. Rất nhiều vàng. Đề nghị bộ đội vào gấp. Xóm Lâm nằm sát biên giới Việt - Lào, từ huyện vào phải đến năm giờ đi bộ. Lão cho trinh sát đi trước vào Lâm, còn mình sang báo với Huyện uỷ rồi dẫn mấy cán bộ chiến sỹ lên đường ngay.
Việc huyện đồng ý cho lão đưa bộ đội vào Lâm, không phải là không có cơ sở. Vàng ở đâu mà dân bắt được, lại nhiều như vậy? Đã ngót trăm năm nay, ngưới dân ven núi dọc dãy Giăng Màn từ Nghệ An đến Quảng Bình đều lan truyền về câu chuyện con voi hộ giá vua Hàm Nghi lên rừng chống Pháp. Chuyện kể rằng, đó là một con voi “thiếu niên” có dáng hình đẹp đẽ, phong độ uy nghi. Trên lưng nó đóng nguyên cả bành để vua ngự. Sợi xích điều khiển bằng vàng ròng. Khi quân Pháp kéo lên Sơn Phòng để truy tìm xa giá, lúc này đại thần Tôn Thất Thuyết và Tả quân Trần Xuân Soạn đã sang Tàu cầu viện nhà Thanh và bị giữ lại bên đó. Hàm Nghi nhỏ tuổi, quân quan theo vua không nhiều, vua đành chạy theo đoàn cấm vệ cung tiễn xứ Thanh Lạng do Lãnh binh Ngọc chỉ huy vào Quảng Bình lánh giặc trên con bạch mã của Tả quân Trần Xuân Soạn để lại. Trước khi rời Sơn Phũng Hương Khê, vị vua thiêu niên đầy nhiết huyết với non sông ấy đó để lại hầu hết hành trang của cung đỡnh mà đoàn xa giá mang từ Huế ra: áo hoàng bào với những chiếc khuy bằng vàng lóng lánh, ngai gỗ nạm vàng, những đạo sắc phong, chiếu chỉ..., thậm chí cả con ngựa bằng đồng đen, đụi voi bằng vàng rũng be bộ. Tất cả những thứ nhà vua để lại ấy bây giờ là tài sản của địa phương, được các cụ cao niên, có danh giá nhất trong vùng cất giữ, phụng thờ, mỗi người một hay hai ba năm tuỳ quẻ keo xin được từ rằm tháng giêng năm ấy. Con voi thiếu niên của vua lạc chủ, lang thang trong rừng đại ngàn, mang trên thân hình đang trưởng thành của nó cả sợi dây xích vàng, bành để vua ngự và một khối lượng vàng bạc châu báu, ngân khố của cuộc kháng chiến mà đạo quân Tôn Thất Thuyết mang theo khi rời khỏi triều đình Huế. Con voi Vàng trở thành mục tiêu săn lùng của những kẻ ham của. Trăm ngàn mũi súng, hầm hố, bẫy sập rình rập nó nhưng không ai hạ được. Chẳng biết vì nó tinh khôn hay sự linh thiêng nào che chở. Nhiều người đi rừng vẫn thỉnh thoảng gặp con voi ấy lang thang trong rừng thẳm. Có người còn nói giờ đây, dây đai buộc bành, cái xích buộc chân thít vào da thịt đã lớn lên rất nhiều của nó nhưng nó vẫn mang theo trên người, như một vành kim cô trên đầu Tôn Đại Thánh. Nghe nói trên lưng nó không còn thấy những gói châu ngọc nữa. Có thể vì bươn chải trong rừng nhiều cây to, nhiều đá sắc mà dây chằng hàng bị dứt, mà gói bảo ngọc đã rơi xuống đâu đó trong rừng. Biết đâu người xóm Lâm đã gặp kho châu báu đó...
  Lội ngược dòng suối lớn có những làn nước xiết chồm chồm trên đá mồ côi, men theo con đường làng với đồi cao luỹ thấp, lão Tuẫn dẫn bộ đội vào xóm Lâm lúc ngả bóng trưa. Bộ phận trinh sát do cậu Tam chỉ huy đi vào từ trước ra đón lão.
- Báo cáo thủ trưởng! Có vàng thật. Nhiều lắm ạ!
; Cúi người chui qua mái lá tro rất dày và thấp, lão Tuẩn bước vào nhà một nông dân. Căn nhà tối nhờ nhờ. Bốn phía là rèm bằng lá tro che mưa nắng, chỉ duy nhất tấm rèm trước cửa chính là được chống lên, cũng chống lè tè như để cho hạt mưa rơi, sợi nắng rớt xuống sân. Giữa gian bảy nhà là một đống sáng lấp lánh, vàng chói, có những viên chưa sạch bùn đất thời gian. Đúng một đống như đống ngô vun ngay giữa nền nhà, thỏi vuông có, miếng tròn có, màu vàng có, màu bạc có, cả những viên lóng lánh như mảnh gương ngũ sắc. Cả đời lão Tuẩn đã biết những thứ này đâu. Nhưng vàng chắc là thứ có màu vàng, những miếng trắng hẳn là bạc. Và đích thị là bảo vật từ lưng con tuấn tượng của Đức Vua. Sau khi hỏi chủ nhà, một nông dân già chất phác, có phần khờ khạo ngu ngơ về lai lịch của số kim loại màu này, lão Tuẩn giải thích cho ông ta về việc cần thiết và bắt buộc phải nộp những tài sản quốc gia về cho cách mạng. Lão nói một hơi dài, vừa giải thích vừa bắt buộc. Lão động viên an ủi rằng huyện sẽ có chính sách đặc biệt với những người có công phát hiện, gìn giữ tài sản quý của quốc gia. Lão nói như sợ sẽ gặp phản ứng của ông chủ kho vàng bạc ấy. Nhưng người nông dân xóm Lâm, trước nhiều bà con hàng xóm đến xem đã thủng thẳng:
- Tui chộ đẹp, tui rửa ráy sạch sẽ để mang về đây, tui chẳng biết cái chi. Nếu là quý, là của quốc gia, các chú cứ đem về cho quốc gia.
; Vậy là toàn bộ đống vàng vun giữa nền nhà ấy được đóng vào bao, tải về huyện. Riêng lão Tuẩn gùi thêm một ít sau ba lô. Trong chặng đường năm tiếng đồng hồ từ xóm Lâm về, lão đã kịp thủ bốn thỏi màu vàng vứt vào cái mương nước có những bụi cây gai che khuất trên đường qua gần làng nhà lão. Về tới huyện thì giá trị của đống kim loại ấy được sáng tỏ và lão biết bốn thỏi màu vàng ấy chính là vàng “cung đình”, một trong những báu vật chỉ có quan lại hay nhà giàu mới có.
;   Nhà lão chỉ có một cái sập gỗ dài hai mét và rộng một mét rưỡi. Cái sập gỗ để đựng lúa, đựng đỗ lạc, cau khô. Lão ngăn ra một góc để đựng quần áo giấy tờ, tiền bạc. Bốn viên bảo vật lão gói kĩ bằng lá chuối khô ném sâu vào góc sập phía không có lúa. Thằng Thành nhân một lần bố mẹ đi vắng, tìm được chìa khoá vợ lão dấu ở dưới mỏ tấm tranh tro, mở sập trèo vô để kiếm khoai deo. Khoai deo không có, thấy tấm lá chuối gói rất kỹ, nó tưởng là miếng đường đổ bằng mật mía liền thó một thỏi biến ra ngoài vườn. Chẳng thấy đường kẹo gì, thấy màu vàng chói đẹp quá, nó tìm dây chuối buộc thắt ngang thỏi vàng hình chử nhật, kéo như kéo xe chơi. Xa xẩn trong vườn một mình, buồn tình nó kéo sang nhà hàng xóm. Mụ hàng xóm vốn là địa chủ ngày xưa biết là vàng thật, dỗ nó đổi cho mấy tấm bánh vo bằng bột gạo tẻ có nhân mỡ hành và lá hẹ rồi dấu biến thỏi vàng của lão luôn. Bảo vật của lão Tuẩn sứt mất một phần tư.
Bất chợt, lão Tuẩn bật dậy khỏi giường, chạy lục túi tìm chìa khoá. Lão run rẩy mở tủ. Cái tủ đứng có mặt gương một bên, một bên là cánh gỗ, chắc như là một phiến gỗ đặc đục ra. Lão lôi tuột hết đồ đạc, quần áo xuống nền nhà, lần vào góc trên của ngăn cao nhất. Lới với một hồi lão lôi xuống cái bọc bằng vải yếm trắng đó đổi màu của vợ lão khi xưa. Đây rồi, một thỏi. Lão rón chân tìm tiếp. Không có gì nữa. Lão ngẩn người. Không phải. Góc kia, hai thỏi nằm ở góc kia. Lão với mãi không thấy gì. Không với đến. Cái tủ cao mà sâu. Lão lấy chiếc ghế lim, lẩy bẩy trèo lên. Trống hoang trống huyếch rồi. Lão chết lặng, tay bíu vào ngăn, đầu gục vào trong tủ. Đau đớn, uất giận, chua chát, lão không có động thái nào khác ngoài tư thế ấy. Rồi lão đấm trán. Rồi lão giật tai, lão moi móc trí nhớ để tìm. Lão chạy lại góc nhà, giật vội tấm lá tro đậy chum lạc, chúi đầu khoắng tay vào cái chum chỉ còn ít lạc khô dưới đáy. Cái chum âm âm hơi thở khò khè của lão như tiếng âm binh. Lão chồi ra khỏi miệng chum, lục trong mấy ngăn tủ gỗ để thuốc nam thuốc bắc quẳng hết xuống sàn nhà. Bao nhiêu bồ nan thúng rách đựng nhiều thứ cỏ khô, lá khô thơm thảo bị lão xới tung. Tịnh không còn bóng dáng hai thỏi vàng thân yêu của lão nữa. Lão rã rời quay lại, tay run run mở bọc vải yếm duy nhất còn lại ra. Lóng lành một màu vàng nằm nguyên trong đó. Lão ấp lấy thỏi vàng vào bộ ngực răn reo, đôi dòng nước mắt từ từ lăn trên khuôn mặt đau thương của lão. Thế là từ nay lão chỉ còn một chút này nữa làm gia tài cho tuổi già cô độc. Và, chỉ còn tau với mày trong căn nhà gỗ lợp tranh này nữa, Vện ơi! Lão cúi xuồng nâng mõm con vện đang rúi vào chân lão lên sát mặt mình. Cái mũi ướt, đôi môi ướt của con chó long lanh nhìn lão.
;   Lão Tuẩn vắng nhà đến ba bốn ngày. Cửa đóng then cài, lão nhờ bà hàng xóm cho con vện ăn giúp lão. Lão bảo đi lấy thuốc rất xa. Kì thực lão chẵng hề đi mua thuốc mua thang gì. Lão quyết định đi bán thỏi vàng còn lại, chuyển thành tiền để gửi vào ngân hàng phòng khi có sự cố. “Quân tử phòng thân”. Cha ông dạy nhiều mà mình cứ ngu, không nhớ. Lão chẳng còn nơi nào để giấu thỏi vàng nữa. Tốt nhất là gửi ngân hàng. Tiền một thỏi vàng cũng chẳng nhiều, lão có thể thanh minh cùng dư luận. Tiền hưu của lão, tiền thầy lang mấy chục năm, thiếu gì cách thu nhập. Vả lại lão đã có sổ tiết kiệm ở ngân hàng rồi, giờ gửi thêm có sợ gì. Có lẽ lão sẽ gọi thằng Linh con Thảo về ở gần lão cho vui và cậu cháu giúp nhau khi tối lửa tắt đèn.
Lão Tuẩn đang có một đứa cháu là Linh ở bên kia sông nữa. Linh là con chị gái lãoTuẩn, đó có vợ và vài mụn con. Linh làm nghề sơn tràng. Thảo, vợ Linh - buôn bán nhì nhằng ở chợ. Nghe lão gợi ý, Linh muốn về ở trong vườn lão Tuẩn nhưng Thảo không nghe. Thảo bảo ở đâu quen đó. Thỉnh thoảng cậu cháu lội sông sang thăm nhau cũng được. Hơn cây số đường làng chứ xa xôi gì mà dời nhà chuyển cửa. Linh không ép vợ nữa nhưng những ngày mưa gió, hay bữa rảnh việc thường sang cậu chơi. Xóm vắng, chiều buồn, hai cậu cháu thường chuyện trò đủ thứ. Linh rất nhiều lần kể cho lão nghe chuyện người này trúng quả trầm, người kia trúng quả gỗ, có kẻ tay không gặp vận buôn trèo đòi - một loài cây họ cùng song mây - bây giờ đó có bạc triệu, tậu được cả ô tô. Rồi Linh ước giá có cách gì vay được tiền ngân hàng để sắm cái xe bò kéo bánh lốp, một phương tiện độc đắc để vận chuyển gỗ lim, gỗ gọ từ rừng ra. Cả làng Linh trai tráng đều vào rừng chặt gỗ. Từ cửa rừng kéo đến làng là đó có người chầu chực săn mua. Gỗ ở rừng ra thì nhiều nhóm, nhiều người khai thác nhưng chẳng phải ai cũng có vốn để gom lại mà bán cả xe, chẳng phải ai cũng vận chuyển được về làng mà không bị kiểm lâm hay cán bộ địa phương thu giữ. Linh có thờ mạnh sau, còn phần trước Linh đang nóng lòng tỡm “đối tác”. 
Lão Tuẩn lạnh băng với việc thiếu vốn của Linh. Lão đó mất gần hết rồi. Linh không biết lão có vốn ở ngân hàng nhưng nếu có biết thì lão cũng chẳng dại nữa. Vợ chồng thằng Thành đó cho lão một vố đau hơn hoạn rồi. Nghe tin chúng nó đó chuyển vào Nam mua đất, mua nhà, mua cả đồi cà phờ vùng đất đỏ. Vốn liếng ở đâu ra? Chỉ mình lão biết. Biết để mà giận cái thằng bội bạc, giận đến tím ruột gan mỗi khi nghĩ đến thằng con phản trắc ấy. Một bận Linh khoe đó vay được của ai đó ngoài thị trấn một triệu đồng để sắm xe, sắm bò và làm vốn gom gỗ. Giấy tờ đó thoả thuận xong, dù là giấy viết tay nhưng có vẻ đoàng hoàng. Lão Tuẩn nhìn phần lãi suất thấy ghi: “mười phần trăm một tháng. Tháng nào thanh toán lãi tháng đó, nếu không thanh toán được sẽ cộng vào gốc để tính”. Mười phần trăm? Lãi cao vậy à? Lão hỏi thằng Linh:
- Mày làm sao trả nổi số lãi cao vậy? Ngân hàng chỉ có hai phẩy thôi.

- Cậu tính, một ngày cháu đi ba chuyến vô rú, mỗi chuyến năm tấc, ngày có khối rưỡi lim. Giá lim bây giờ, trừ vốn khai thác thì ngần ấy đó có dăm chục ngàn. Mỗi tháng cháu chỉ đi hai mươi ngày là có triệu bạc rồi, lo gì vài đồng lãi.

; Lão Tuẩn yên lặng. Mắt không rới cái dao thái thuốc, gật gù:

- Tính cho khộo đó con ạ. Lơ tơ mơ là ăn ruốc, không ai vực lại đâu.

- Cháu chỉ cần có bò, có xe. Làm được là cháu dồn lại đó để chuẩn bị cho cuộc sống to tát hơn. Sinh hoạt hàng ngày Thảo đi chợ lo được, cậu ạ. 
Thế rồi, chẳng biết từ lúc nào, số tiền lão gửi ở ngân hàng được rút ra, biến thành chiếc xe bò lốp và con bò kéo lực lưỡng để tham gia vào đội quân sơn tràng khai rừng đẵn gỗ. Lão Tuẩn không cụ thể với thằng cháu về mức lãi nhưng Linh nói như đinh đóng cột là gấp đôi lãi ngân hàng và chỉ một năm sẽ trả hết một lần cho cậu.
; Một năm, ngày đó đã đến. Lão Tuẩn không mong nhưng nó cứ đến. Lão cũng chưa thực sự cần tiền. Lão bảo Linh rằng nếu chưa có đủ thì để đó cũng được. Linh nhất định không nghe. Nó bảo chiều nay mời cậu sang nhà nó uống rượu với thịt nai. Vợ chồng nó sẽ tổng cộng nợ nần trả hết cho cậu. “Cậu cho vay là quý rồi”. Linh bảo vậy.

Lão Tuẩn xắn quần lội qua dòng sông trong veo đầy cuội trắng. Con sông quê mùa này thật đẹp. Đôi bờ sông những bãi ngô vừa độ rắc phấn trắng ngà, những ngàn lá xanh thắm mượt mà. Những đứa trẻ chăn trâu tồng ngồng bơi lội tung nước vào nhau. Lão chợt nhớ thằng Thành hồi bé, cái thằng ham bắt cá mò ốc dọc bờ sông này. Lão rùng mình. Chẳng biết vì dòng nước trong mát lạ thường hay vì hình bóng thằng con nuôi bất chợt hiện về. Lóng ngóng lên được bờ sông, thả đôi dép xuống đất để lồng chân vào thì thằng Linh hớt hải đạp xe tới.
- Cậu về đợi cháu ở nhà. Thảo bị đau bụng từ trưa, cháu sang trạm xá mua cho nó ít thuốc.
; Thằng Linh đạp xe đạp lao đi. Lão ngẩn người nhìn theo đứa cháu con bà chị. Tội nghiệp, người vậy mà được, chăm làm, chung thuỷ, thương vợ thương con. Lão lật đật đi thẳng về nhà Linh. Căn nhà vắng vẻ, trên bàn đó bày sẵn chai rượu và chiếc lồng bàn úp trên cái mâm nhôm. Lão đằng hắng. Không có ai trả lời. Ngó vào cửa sổ he hé, một cái màn nâu xỉn buông xuống, tiếng Thảo rên khe khẽ vọng ra. Lão hỏi:
- Đau chi rứa Thảo?

- Dạ cậu sang? Cháu bị đau bụng, đau lắm ạ.

Lão Tuẩn bước qua bục gỗ của tấm địa đà vào bên giường đứa cháu dâu:
- Đau ra răng? Đi ngoài hay đau khan?
- Đau khan. Đau lắm ạ !
   Lão chống cửa sổ cao hơn, vén màn rồi ngồi xuống cạnh giường bắt mạch. Tay Thảo hơi run run, người nóng hơn bình thường, lấm tấm những hạt mồ hôi trên trán. Lão hỏi trưa nay có ăn gì lạ không, có buồn nôn không... Lão hỏi như các thầy lang khi thăm bệnh vẫn hỏi. Thảo yếu ớt trả lời, rồi cầm tay lão đặt vào bụng dưới:
- Đau đây cậu ạ !

Thằng Linh về từ lúc nào. Nó hiện ra ở cửa buồng:

- Cậu quá lắm. Vợ tôi ốm mà, cậu?

- Nó đau bụng vì bệnh phụ nữ. Mày mua thuốc gì đó.

- Thuốc “dê” cậu ạ. Cậu ra ngoài này đi.
Theo sau thằng Linh còn hai thằng choai choai nữa. Mặt đứa nào cũng lạnh băng, mắt trắng như vằn lên những tia máu.
- Thôi khỏi phải khám bệnh cậu ạ. Cậu đưa tờ giấy nợ đây cho cháu. 
Lão Tuẩn lục túi áo lấy ra tờ giấy thằng Linh tự nguyện viết và giúi vào túi lão ngày xưa, trước khi cùng lão ra ngân hàng rút tiền. Thằng Linh xé mảnh giấy tan thành từng mảnh và quay mặt ra ngoài sân:
;Hết nợ cậu nhé. Cậu về đi. Vợ con đã có thuốc rồi!!!!;
Lão Tuẩn nhệu nhạo lội giữa dòng nước xiết của con sông Triêm. Nước xiết mà trong. Trong đến sởn người. Đáy sông là những hòn cuội màu bạc, màu vàng hấp háy. Những tia nắng cuối ngày loang loáng qua làn nước, phản vào vô số màu bạc, màu vàng ấy. Lão kinh hãi nhắm nghiền đôi mắt đã quá nhăn nheo. Vàng! Vàng! Vàng nắng. Vàng sông... Vàng từ trong đôi mắt dẫu đã nhắm nghiền của lão cứ túa ra, đong đầy một hoàng hôn cô đơn, chát đắng.

BQT