DẠO ĐẦU TTTB@ No88
TMCS
Sau khi giới thiệu Hoàng hôn ải Bắc, TTTB@ đã nhận được nhiều phản hồi đa dạng chung quanh nội dung giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Bạn đọc không những cảm nhận rõ ràng về những đóng góp và thành tựu thi ca của tác giả Bùi Quang Thanh qua tóm tắt trích ngang mà còn qua những câu thơ đầy chất Lính, chất Thơ trong “ Mẹ chọn năm sinh tôi”, ”Đi tàu cùng người đẹp” , “Gửi Hạnh Thuyền”- và đậm đà nhất là Hoàng hôn ải Bắc”.
TTTB@ cũng hân hạnh nhận được phản hồi của nhà thơ Bùi Quang Thanh, trong đó nhà thơ gửi lời cám ơn các dịch giả và TTTB@ đã giới thiệu Thơ của BQT với bạn đọc nước ngoài, đưa bài thơ đi xa vạn dặm, đến với nhiều bè bạn quốc tế….
Nhân đây , TMCS xin trình bày về một vài câu hỏi của bạn đọc :
Ải , quan ải, quan tái, biên ải … là gì? Các bản dịch có gì khác nhau quanh từ ải ?
Ải và Tái đều là từ gốc Hán. Xem từ điển Hán Việt:
Ải: Có nhiều nghĩa, trong bài thơ của BQT là chữ ải có nghĩa sau:
隘 ải
(Danh) Nơi hiểm trở, chỗ địa thế hiểm hóc. ◎Như: hiểm ải 險隘chỗ hiểm trở. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Mỗ bổn dục phiền túc hạ bả nhất cá tối khẩn yếu đích ải khẩu, chẩm nại hữu ta vi ngại xứ 某本欲煩足下把一個最緊要的隘口, 怎奈有些違礙處 (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi có ý phiền tướng quân giữ một chỗ hết sức hiểm yếu, nhưng còn hơi ngại một chút.
Đồng nghĩa với chữ Ải là chữ Tái:
塞 tắc, tái
-Một âm là tái. (Danh) Đất hiểm yếu. ◇Hán Thư 漢書: Hung Nô đại phát thập dư vạn kị, nam bạng tái, chí Phù Hề Lư san, dục nhập vi khấu匈奴大發十餘萬騎, 南旁塞, 至符奚廬山, 欲入為寇 (Triệu Sung Quốc truyện 趙充國傳) Hung Nô đem đại quân hơn mười vạn kị binh, phía nam dựa vào đất hiểm yếu, đến Phù Hề Lư sơn, định vào cướp phá.
- (Danh) Chỗ canh phòng ngoài biên giới. § Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là tái thượng 塞上. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Tái thượng phong vân tiếp địa âm 塞上風雲接地陰 (Thu hứng 秋興) Nơi quan ải, gió mây nối liền đất âm u.
Ảỉ Bắc trong bài thơ Hoàng hôn ải Bắc chính là ải Chi Lăng.
Còn quan ải, biên ải chỉ phụ thêm nghĩa “cửa quan “ và “ biên giới” vào từ ải hoặc tái.
Xin lược trich tư liệu địa lí để quý vị tham khảo:
Toàn cảnh:
Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng, bên con đường quốc lộ số 1A mà trước kia làđường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô. Con đường sắt xuyên Việt với ga trung tâm là ga Trăm Năm (cách Hà Nội 105 km), được xây dựng từ thời Pháp thuộc tạo thuận lợi cho thông thương lên vùng Đông Bắc Việt Nam và ít nhiều làm giảm tính chất hiểm địa của cửa ải.
Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.
Tại Ải Chi Lăng còn có Thành Chi Lăng ở vào cây số 109 tính từ Hà Nội và tới cây số thứ 154 thì tới tỉnh lỵ Lạng Sơn, theo Đi thăm đất nước của Hoàng Đạo Thúy. Theo Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Thành cổ tại Ải Chi Lăng do quân Minh đắp trong thời gian xâm lược Việt nam có chu vi 154 trượng và cao 5 thước, nay chỉ còn nền cũ. Ở gần cửa Nam của thành còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội(nơi trú đóng của đội quân Hoàng tráng thứ 20).
Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải).
Quỷ Môn Quan
Ghi chú ảnh: (Tượng đài Chiến Thắng dựng tại Chi lăng).
Ghi chú ảnh: (Một phần của tuyến Quốc lộ 1A chạy qua địa phận Ải Chi Lăng)
Xã Chi Lăng có Ải Chi Lăng và Quỷ Môn Quan. Sách Vân đài loại ngữcủa Lê Quý Đôn dẫn sách Hoàn Vũ Ký của Trung Quốc cho biết Quỷ Môn Quan nằm ở phía Nam huyện Bắc Lưu (Bắc Lưu thuộc châu Uất Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc), cách huyện lỵ Bắc Lưu khoảng 30 dặm. Tại cửa quan này có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng 30 bước, tục gọi Quỷ Môn Quan. Mã Viện đánh Việt Nam qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu
Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
Dịch nghĩa là "Ải cửa Quỷ, Ải cửa Quỷ! Mười người đi, một người về". Theo Phương Đình dư địa chí, xã Chi Lăng có quan lộ hẹp, núi đá hiểm trở, sông sâu nước độc được gọi là Quỷ Môn Quan.
Thời Lê Trung Hưng sứ Trung Hoa sang Việt Nam sắc phong, ghét tên Quỷ Môn Quan nên đổi gọi bằng tên Úy Thiên Quan. Theo Việt Hoa thông sứ sử lược của Bế Lãng Ngoạn và Lê Văn Hòe , sứ bộ Việt Nam trên bước đường thiên lý sang Trung Hoa đều dừng tại Quỷ Môn Quan trước khi tiến đến Ải Nam Quan. Như vậy, Quỷ Môn Quan chính là một phần không thể tách rời của Ải Chi Lăng.
Trong các bản dịch, các dịch giả đều dịch theo sát nghĩa chữ Ải như trên:
Bản Hán: ẢI, Tái.
Bản Anh : Pass . Từ nay có hai
nghĩa là đèo và ải.
Bản Nga: ПЕРЕВАЛ. Có hai nghĩa như Anh ngữ.
Bản Pháp: défilé. Chỉ có bản của PHM dịch thoát là Post de frontière . Poste : có nghĩa đen là nơi đóng quân (đồn “bốt”) - đó là cách dịch “thoát” , post chỉ là một địa điểm trên cả khu đất ải Chi lăng rộng tới 15-20km2 và trận đánh không phải diễn ra ở cửa ải hay nơi đồn trú mà giữa đồng không mông quạnh trong một thung lũng ( bản thân TMCS đã có dịp qua nơi đây ). Trong thơ thì đây không phải là yếu tố sử liệu quan trọng, có thể chấp nhận được.
Có bạn đọc hỏi :
Un fantôme indécis - comme une aile de chauve-
souris du crépuscule
A transformé les étendards déchirés en brousse de roseaux.
Dịch như vậy có thể hiểu là “Hồn ma của tên tướng bị chặt đầu đã biến những lá cờ rách mướp thành lau sậy”?
Về chữ nghĩa thì có thể hiểu như vậy, đó là một trong những cách cảm nhận của dịch giả. Nhưng cách dịch “se transformer”, “transformée”… có vẻ hợp lí hơn, vi oan hồn tên giặc làm sao còn khả năng chủ động biến thứ này thành thứ khác như có phép “thần thông” được mà chỉ là sự hiện thân (incarnation) của nó sau khi bị biến thành gì đó.
Nói chung các bạn đọc VN hải ngoại và Âu Mỹ đều cho ý kiến “LIKE”
(Thích) trong mẫu phản hồi ngắn gọn gửi về TTTB@ (tức là 100% phiếu + với cả nguyên tác và các phần dịch không có phản hồi - “âm” .
Tác giả BQ Thanh nếu có ý kiến gì xin mời giao lưu với TTTB@.