Tiếng gàu như kéo đât lên
Như lời trời xuống tận miền thẳm sâu
Nói về nỗi gian lao thử thách đời sống con người ở vùng đất gió Lào nắng lửa, những mùa hạn hán phải tìm đến từng giọt nước dưới lòng đất sâu tưới cho những mầm sống còn lại. Con người muốn tồn tại phải căng ra mà sống giữa đất và trời. Những câu thơ như miết vào lòng ta chiếc chặc kéo dây gàu, tát nước mà không phải tát nước nữa mà là “ kéo đất lên”, “ kéo trời xuống”, cuối cùng “đáy gầu mấy giọt vẫn là mồ hôi”. Vậy alf con người vắt chính mồ hôi của mình ra để nuôi giữ sự sống.
Những câu lục bát này trở thành chiếc chặc bện chặt lòng người, tình đời buộc vào cuộc sống mà nên thơ.
Từ nét mạnh này nhiều bài anh viết về mảnh đất đời mình nhiều gắn bó với Hòng Lĩnh đỏ vơi Lam Giang xanh rồi sông La, Ngàn Hồng, Ngàn Sâu, sông Bày,cửa Sót…bề bộn vương vít qua những câu thơ với những buồn vui giăng mắc ưu phiền. Không phải người cầm bút nào cũng có được lòng yêu quê mình đến vậy
Thơ anh còn mở ra đề tài ở những mảnh đất khác. Khi thi một thoáng nghĩ suy ở Đồ Sơn- Hải Phòng:
Tình Đồ Sơn rất trẻ
Sóng Đồ Sơn rất già
Những mái đầu bạc phếch
Đổ về từ bao la
Ao chuôm thừa nhạt nhẽo
Biển cả thừa mặn mòi
Người một đười trận mạc
Chạm phía đầy? Phía vơi
( Xin một lần ngất ngây )
Lúc lại say với mùa xuân Ba Vì – Sơn Tây:
Rượu cần ủ trong trấu
Mây trắng say lương đèo
Tiếng ong treo dưới núi
Nghìn cánh hoa lời reo
( Xuân Ba Vì )
Có tứ thơ chợt hiện trên lưng chừng trơi,đường bay Tân Sơn Nhât- Phú Bài, mơ thấy mình được gặp cả ông bà ngày xưa, để rồi giật mình tỉnh lại chỉ còn
Trông vời trắng lóa nghĩa trang
Bao nhiêu đồng đội xxeeps hàng vô danh
Đứng trước một kinh đô hoang phế ở đất Ninh Bình anh viết:
Một Hoa Đô hoang phế
Để ngàn năm Thăng Long
……
Người đàn bà hai chồng
Hai đời làm hoàng hậu
Dương Vân Nga nàng ơi!
U minh ai hiểu thấu.
( Ngàn năm Hoa Đô )
Sâu những trăn trở suy nghĩ, thơ anh có những phút mơ mộng vỗ cánh :
Đông hà như thiếu phụ say
Xõa nghiêng bờ tóc tre gầy mé sông
Rượu Khê. Hơi thở thêm nồng
Đôi con thuyền úp phập phồng giấc trưa
( Gió ở Đông Hà)
Một xóm núi ngàn sâu tôi chưa từng đắt chân đến, thơ anh đã cho tôi mơ về vẻ đẹp yên bình tuổi trẻ ngày xưa :
Khói trắng làm mây trên bếp lá
Mấy em kẽo kẹt gánh chè tươi
Nụ cười giấu vội sau vành nón
Anh ấy tìm ai ? Anh ấy ơi
Bữa cơm chay ở chùa Hương mà nghe vị rất đời
Mơ hồ tiếng mõ tiếng chuông
Tan cà pháo tiếng cười giòn chạm ly
Có câu thơ như tan đâu hết nhọc nhawnfchir còn mõi dùng dằng chạnh lòng về tuổi xuân mình đã qua :
Người ta nhẹ gót về phố thị
Để chút xuân quê đứng ngập ngừng
( Ý Xuân)
Mảng thơ văn xuôi đã để lại trong tôi ấn tượng về anh : ( … Tôi không được như mây,tái tạo. Tôi không được như hoa rực rỡ, một thời. Tôi là tôi thôi : lu mờ, hờ hững, nhỏ nhoi,nếu sôi động chút nào-xó chăng cũng vì miếng ăn tấm mặc,cũng vì gió lay mưa thức trong xôn xao chợ búa kiếp người. Tôi là tôi thôi kẻ mắc nợ trần gian như chúa Chổm- Nợ bầu trời mọt ngụm Oxy, nợ cánh đông một bông lúa chín, nợ mẹ tôi bầu sữa lép với câu đò đưa bên cánh võng ngọt ngào. Tôi nợ giọt mồ hôi…hằn trên trán bố, nợ cây đa đầu langhf chìa râu cho tôi đua võng tuổi thơ…. Cha ông tôi chứ dâu phả thiên thần. Những mẫu chữ kết vào nhau thành sợi xích nối buộc tôi với các thế hệ xa xưa…nơi tôi đến là nơi rất thực và tôi đã tìm ra báu vật của mình… rằng dong Lam trong xanh bởi đầu nguồn ngàn sâu ngàn pgoos trong xanh..
Khi người cầm bút ý thức được mình như vậy, sẽ còn tạo được xúc động đi tiếp cùng thơ.
Hà Nội tháng 09/2002
Chử Văn Long
Báo người Hà Nội 126 Nam ca, Hà Nội