Nhà văn - Nhà Báo - Bùi Quang Thanh

MẬT THƠ BÙI QUANG THANH MANG VỀ TỪ LŨNG NÚI

22:18, 24/02/2021bqtTrong mắt bạn đọc
(0 Đánh giá)
Nhà thơ Lê Văn Vỵ

Mật thơ của

Bùi Quang Thanh

mang về từ lũng núi
                       Nhà thơ Lê Văn Vỵ

 

        Tôi ở Hương Sơn , thi thoảng bạn bè lại nhờ mua mật ong rừng để gia dụng. Bởi vì thời buổi bậy giờ, tìm mật ong xịn khó thay. Của đểu, của giả, nhan nhản bày bán ngoài chợ trời. Trao mật cho bạn cũng không dám chắc mình đã mua được mật thật.

       Cầm trên tay: “Mật ong vàng lũng núí”  của Bùi Quang Thanh tôi đã nếm đi , nếm lại hàng trăm lần trong suốt cả tháng trời để có thể cầm điện thoại nói với bạn rằng: “Có mật thật đấy!”. Đó là những giọt mật của cánh ong cần mẫn trong mấy chục năm trời bay từ đồng quê Hà Tĩnh đến Bắc Bộ, Nam Bộ, đến những cánh rừng Trường Sơn, trong hoàn cảnh chiến tranh, lụt bão, nắng gió để tìm hoa, hút nhụy, mang phấn tâm hồn để làm nên mật thơ.

        Những giọt mật được chắt chiu từ “hương cỏ mật”, “ hương cỏ may” , “ cải hoa vàng” “ mơ hoa trắng”, trong “ hương vườn quê”, “ trong quế thơm, hoa trẩu trắng lưng trời”, và đặc biệt chắt chiu từ “hạt nắng”, từ “gừng cay”, “ muối mặn” … chua chát của cuộc đời

        Đó là những giọt mật được tinh lọc từ trái tim gắn bó với quê hương, đất nước , với mẹ, với người thân, ruột thịt, với đồng đội bạn bè từ trái tim đa cảm, đa mang, đa đoan với cái đẹp. Cánh ong đấy đã hút nhụy thật mang về phấn hoa thật, với những cảm xúc đa chiều.: Bồi hồi thảng thốt, xót xa, đau đớn, giận hờn,yêu thương ân nghĩa để rồi luyện thành mật thơ bằng trải nghiệm, bằng xù xì, góc cạnh, chân chất pha một chút gàn xứ Nghệ, đắm đuối tận cùng xứ Nghệ. Bởi thế dẫu bay đến trăm miền, Bùi Quang Thanh vẫn bay về với cội nguồn quê hương, xứ sở, với người mẹ yêu thương( nghĩa đen cũng như nghĩa bóng). Có một miền văn hóa Nghệ Tĩnh trong thơ anh. Điều ấy không chỉ hiện diện trog những thi liệu như núi Hồng, ngàn Hống, La Giang, sông Cụt, cu đơ, áo tơi, ở phương ngữ xứ Nghệ Tĩnh, giọng Nghệ vẫn không lẫn vào đâu được. Cho nên giọt mật ấy có khi ngọt gắt, có khi chưa lọc kĩ nên vẫn còn thô. Nhưng tôi yêu cái thô ấy vì thật.

       Lúc thiếu đi phấn hoa của đời sống, thì con ong thơ hút mật mía và cho ra mật ong nhân tạo. Âý là những lúc ý nghĩa đi trước, cảm xúc không theo kịp, hồn thơ chưa chắt lọc, mật thơ non, vội vã.

        Đọc: “Mật ong vàng lũng núi” của Bùi Quang Thanh, bất chợt tôi nhớ đến : “Tờ hoa” của nhà văn Nguyễn Tuân: “Đời sống con ong đãcho người đọc nó một bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo. Người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó, và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi, đi từ tổ nó đến khắp nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.

        Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chình mình là mặc dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một sinh vật đang nung một thứ mật gì đó. Sự tích lũy của mình ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. Đối hoa xuân lắng ong mật mà ngẫm tới đàn bướm tốt mã chấp chới bay, lộng lẫy những sắc phấn sáo ngôn ngữ ồn ào. Bướm phù phiếm cũng bay vào hoa, nhưng cặp cánh hào nhoáng cũng chẳng để lại gì. Từ ngày có lịch sử tiến hóa của loài người, chưa có ai nói đến mật bướm.

        Và vì vậy một giọt mật ong vàng trong lũng núi là tấm lòng thơm thảo, là công trình sáng tạo của Bùi Quang Thanh dâng tặng Người.

                                                          2007, LVV